Chuyển tiền ngầm ở châu Á
Ngoài hệ thống chuyển tiền ngầm hoạt động bằng sự tin cậy và ủy thác vốn hình thành từ lâu đời, một hoạt động công khai và hợp pháp đang thu hút sự chú ý của giới điều tra: các casino.
Với những cột cẩm thạch, trang trí bằng vàng và tiền tràn ngập khắp nơi, các casino Macau đang che giấu đằng sau bộ mặt giàu có rực sáng ấy những thứ khác đen tối hơn. Từ năm 2004, khi những nhà đầu tư Mỹ lần đầu tiên mở casino ở đây, Macau đã phát triển cực nhanh để cố gắng trở thành “thủ đô cờ bạc của thế giới”. Doanh thu từ cờ bạc trong năm 2011 đã tăng hơn 50% so với năm 2010. Theo tạp chí The Economist, xét theo doanh số Macau hiện nay đã lớn hơn Las Vegas gấp bốn lần.
Những tay chơi lớn đánh bạc bằng tiền vay trong các phòng VIP đã đóng góp khoảng 72% trong tổng doanh thu 23,5 tỉ USD của Macau năm 2010. Do Trung Quốc cấm đánh bạc, Macau trở thành điểm đến ưa chuộng của các công dân đại lục. Hệ thống môi giới riêng biệt của đặc khu hành chính này sẽ giúp đưa những công dân Trung Quốc giàu có đến Macau. Những người môi giới này sẽ cho các tay chơi lớn vay tiền, bố trí ăn ở, và được trả 40% từ phần thu của casino. Trong khi đó ở Las Vegas, các casino kiểm tra lai lịch các con bạc và cho vay lai suat thap tiền trực tiếp.
Nhưng không chỉ có niềm đam mê đỏ đen khiến hơn 13 triệu người Trung Quốc đại lục đến Macau mỗi năm. Nhiều người đến Macau để tránh sự kiểm soát gắt gao của Chính phủ Trung Quốc về lượng nhân dân tệ mà mỗi người có thể mang ra nước ngoài. Một quan chức biển thủ công quỹ chẳng hạn có thể dàn xếp thông qua người môi giới để đến đánh bạc ở Macau. Khi đến nơi, đống phỉnh đã chờ sẵn. Khi đổi phỉnh thành tiền, tiền thắng được do đánh bạc sẽ được trả bằng đôla Hong Kong và quan chức này có thể gửi số tiền ấy vào một ngân hàng ở Hong Kong hay mang đi xa hơn nữa.
Luồng tiền chảy qua Macau không tránh khỏi sự chú ý của Bắc Kinh và khiến nhiều chính phủ khác quan tâm. Theo một bức điện tháng 12-2009 do WikiLeaks công bố, lãnh sự Mỹ ở Hong Kong đã nói rằng “hiện tượng thành công của Macau dựa trên một thể thức tạo thuận tiện, nếu không nói là khuyến khích, cho việc rửa tiền”. Trong một bức điện khác năm 2008 cũng phát đi từ Lãnh sự quán Mỹ tại Hong Kong, nội dung có đoạn: “Nhiều người từ đại lục đang đánh bạc bằng tiền biển thủ của nhà nước hay nguồn tiền tham nhũng. Và nhiều khoản đáng kể từ các nguồn tiền này đang được chuyển tới các tổ chức tội ác ở Trung Hoa đại lục, nếu không phải ở ngay Macau”.
Davis Fong, phó giáo sư kinh tế ở Đại học Macau, cho biết: “Có nhiều cách rửa tiền hơn ta tưởng”. Nhiều người bỏ qua hệ thống môi giới và tìm đến các hiệu cầm đồ hay các hiệu buôn khác. Tại đó, họ mua một món gì đó và bán lại ngay cho chủ hiệu để lấy tiền pataca của Macau hay đôla Hong Kong. Tất nhiên là phải “thối lại” cho chủ hiệu một khoản lời hậu hĩnh. Không ai có thể tính được bao nhiêu tiền đã được tẩy rửa xuất xứ ở Macau. Theo lời một cư dân địa phương, “đó là một lượng tiền kinh khủng đến mức ta sẵn sàng chết vì nó”.
Ở Mỹ mà dò ra cho được chủ nhân thật sự của các công ty tư nhân là việc khó hơn bất kỳ nơi nào. Nhiều cơ quan cấp phép thậm chí không buồn hỏi xem căn cước của người đăng ký mở công ty chứ đừng nói đến việc kiểm tra lai lịch!
Nhiều đối tượng rửa tiền có khi lại đưa tiền bẩn vào các doanh nghiệp hợp pháp để phi tang nguồn gốc. Họ có thể sử dụng các doanh nghiệp lớn chuyên giao dịch với lượng tiền mặt khổng lồ như các công ty môi giới chứng khoán và các casino để dễ trà trộn nguồn tiền phi pháp vào. Mặt khác, các đối tượng này cũng sử dụng các doanh nghiệp nhỏ nhưng giao dịch phụ thuộc vào tiền mặt như các quán rượu, nhà hàng... Các công ty này có “mặt tiền” thật sự cung cấp hàng hóa hay dịch vụ, nhưng mục tiêu đích thực của chúng là để rửa tiền.
Nguồn tiền bẩn sau đó sẽ được tẩy sạch xuất xứ theo một trong hai cách. Đầu tiên là đối tượng rửa tiền kết hợp nguồn tiền phi pháp với doanh thu hợp pháp của công ty. Trong trường hợp này, công ty sẽ báo cáo doanh thu cao hơn thực tế. Hoặc đối tượng rửa tiền chỉ đơn thuần giấu nguồn tiền phi pháp trong tài khoản ngân hàng hợp pháp của công ty với hi vọng giới chức trách sẽ không đối chiếu số dư trong tài khoản với báo cáo tài chính của công ty đó.
Nhưng cách phân tán tiền bẩn nhanh nhất và ít rủi ro nhất lại là sử dụng các công ty hình thức (shell company). Những công ty này có thể có thật, với văn phòng riêng và nhân viên ở đâu đó trên thế giới. Nhưng nhiều công ty chỉ tồn tại trên giấy tờ, thường chỉ có ban giám đốc danh nghĩa và không bắt buộc phải công khai tài khoản. Như thế, người ngoài sẽ không thể biết các công ty này làm gì, có tài sản gì, hoạt động ở đâu, ai kiểm soát chúng và chúng thật sự thuộc về ai.
Những công ty hình thức này đều có pháp nhân. Và việc thành lập hết sức dễ dàng. Theo số liệu điều tra của Thượng viện Mỹ, mỗi năm nước này có tới 2 triệu công ty kiểu này được lập ra. Còn ở Anh, mỗi năm có khoảng 300.000 công ty hình thức được thiết lập trong nội địa và khoảng 250.000 công ty khác tại các vùng lãnh thổ thuộc Anh ở hải ngoại. Nằm ở vùng biển Caribê, quần đảo Virgin thuộc Anh trong năm 2010 có 59.000 công ty mới đăng ký. Tính đến tháng 9-2011, quần đảo này có 457.000 công ty đang hoạt động trên lý thuyết, trong khi dân số ở đây chỉ có 28.000 người. Bình quân cứ một người dân có 16 công ty!
Các công ty này nếu lạm dụng sẽ là một công cụ rửa tiền đắc lực. Năm vừa qua, Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo điều tra 817 vụ tham nhũng từ năm 1980-2010. Hầu như tất cả đều sử dụng các công ty hình thức này làm bình phong che đậy việc rửa tiền. Ngay cả những tập đoàn toàn cầu như BAE Systems chuyên về công nghệ an ninh quốc phòng cũng bị phát hiện sử dụng các công ty mang danh nghĩa công ty tư vấn để hối lộ cho nhiều quan chức.
Một lý do khiến dạng công ty hình thức này bùng nổ ở Mỹ chính là do các nỗ lực chống rửa tiền bằng những biện pháp kiểm soát chặt hệ thống ngân hàng. Kết quả là các công ty hình thức lại là cách dễ nhất để kẻ bất lương che giấu tông tích.
Tại Mỹ, việc cấp phép thành lập công ty lại là việc của các tiểu bang chứ không phải của chính quyền liên bang. Các cơ quan cấp phép này lại không hề bị ràng buộc bằng các luật định chống rửa tiền mà cũng không có yêu cầu phải báo cáo các hoạt động đáng ngờ của những công ty mà họ cấp phép hay quản lý. Ở Mỹ mà dò ra cho được chủ nhân thật sự của các công ty tư nhân là việc khó hơn bất kỳ nơi nào. Nhiều cơ quan cấp phép thậm chí không buồn hỏi xem căn cước của người đăng ký mở công ty chứ đừng nói đến việc kiểm tra lai lịch!
Giới chức trách chống rửa tiền luôn phải đối mặt với một đối thủ biến hóa khôn lường. Các đối tượng rửa tiền thường là những chuyên gia có kiến thức sâu rộng về luật pháp và tài chính hơn các nhân viên công lực. Họ luôn phát triển những thủ đoạn mới để tránh phát hiện.
Tiến sĩ Dionysios Demetis, tác giả cuốn Technology and anti-money laundering xuất bản 2010, nhận định: “Sự đa dạng của các thủ thuật rửa tiền thật đáng kinh ngạc. Chúng thẩm thấu trong các định chế tài chính truyền thống, trong thị trường chứng khoán, trong các công ty bảo hiểm, casino, bất động sản và lĩnh vực cá cược. Mỗi chiến thuật lại bao gồm nhiều thủ đoạn có thể đồng bộ với nhau. Chúng liên quan đến nhiều phương tiện hay nhiều sản phẩm khác nhau, như điện chuyển tiền, giao dịch trực tuyến và các tài khoản thẻ tín dụng trả tiền trước. Thực tế có hàng trăm cách để rửa tiền”.
Việc đưa ra thị trường tài chính những sản phẩm mới cũng làm thay đổi tính chất của quy trình rửa tiền. Một lượng thẻ tín dụng trả trước bây giờ làm công việc rửa tiền còn hiệu quả hơn việc chuyển tiền mặt phi pháp vượt biên giới trước kia. Tiến sĩ Demetis nói: “Tất nhiên, sự hội tụ của Internet và các dịch vụ ngân hàng cũng đã làm thay đổi cách thức rửa tiền. Tội phạm trước kia thường tích trữ lợi nhuận trong đủ loại tài khoản ngân hàng. Bây giờ ngày càng nhiều tổ chức tội phạm để tiền trên mạng và khi nào cần lại chuyển thành tiền thật”.
Việc ảo hóa đồng tiền và sự tiến hóa của tiền tệ từ dạng vật lý sang dạng điện tử sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho các tổ chức rửa tiền và nhiều thách thức mới cho các cơ quan công lực.
Theo Trần Đức Tài ( Báo Tuổi Trẻ)
Với những cột cẩm thạch, trang trí bằng vàng và tiền tràn ngập khắp nơi, các casino Macau đang che giấu đằng sau bộ mặt giàu có rực sáng ấy những thứ khác đen tối hơn. Từ năm 2004, khi những nhà đầu tư Mỹ lần đầu tiên mở casino ở đây, Macau đã phát triển cực nhanh để cố gắng trở thành “thủ đô cờ bạc của thế giới”. Doanh thu từ cờ bạc trong năm 2011 đã tăng hơn 50% so với năm 2010. Theo tạp chí The Economist, xét theo doanh số Macau hiện nay đã lớn hơn Las Vegas gấp bốn lần.
Canh bạc đổi màu
Những tay chơi lớn đánh bạc bằng tiền vay trong các phòng VIP đã đóng góp khoảng 72% trong tổng doanh thu 23,5 tỉ USD của Macau năm 2010. Do Trung Quốc cấm đánh bạc, Macau trở thành điểm đến ưa chuộng của các công dân đại lục. Hệ thống môi giới riêng biệt của đặc khu hành chính này sẽ giúp đưa những công dân Trung Quốc giàu có đến Macau. Những người môi giới này sẽ cho các tay chơi lớn vay tiền, bố trí ăn ở, và được trả 40% từ phần thu của casino. Trong khi đó ở Las Vegas, các casino kiểm tra lai lịch các con bạc và cho vay lai suat thap tiền trực tiếp.
Nhưng không chỉ có niềm đam mê đỏ đen khiến hơn 13 triệu người Trung Quốc đại lục đến Macau mỗi năm. Nhiều người đến Macau để tránh sự kiểm soát gắt gao của Chính phủ Trung Quốc về lượng nhân dân tệ mà mỗi người có thể mang ra nước ngoài. Một quan chức biển thủ công quỹ chẳng hạn có thể dàn xếp thông qua người môi giới để đến đánh bạc ở Macau. Khi đến nơi, đống phỉnh đã chờ sẵn. Khi đổi phỉnh thành tiền, tiền thắng được do đánh bạc sẽ được trả bằng đôla Hong Kong và quan chức này có thể gửi số tiền ấy vào một ngân hàng ở Hong Kong hay mang đi xa hơn nữa.
Luồng tiền chảy qua Macau không tránh khỏi sự chú ý của Bắc Kinh và khiến nhiều chính phủ khác quan tâm. Theo một bức điện tháng 12-2009 do WikiLeaks công bố, lãnh sự Mỹ ở Hong Kong đã nói rằng “hiện tượng thành công của Macau dựa trên một thể thức tạo thuận tiện, nếu không nói là khuyến khích, cho việc rửa tiền”. Trong một bức điện khác năm 2008 cũng phát đi từ Lãnh sự quán Mỹ tại Hong Kong, nội dung có đoạn: “Nhiều người từ đại lục đang đánh bạc bằng tiền biển thủ của nhà nước hay nguồn tiền tham nhũng. Và nhiều khoản đáng kể từ các nguồn tiền này đang được chuyển tới các tổ chức tội ác ở Trung Hoa đại lục, nếu không phải ở ngay Macau”.
Davis Fong, phó giáo sư kinh tế ở Đại học Macau, cho biết: “Có nhiều cách rửa tiền hơn ta tưởng”. Nhiều người bỏ qua hệ thống môi giới và tìm đến các hiệu cầm đồ hay các hiệu buôn khác. Tại đó, họ mua một món gì đó và bán lại ngay cho chủ hiệu để lấy tiền pataca của Macau hay đôla Hong Kong. Tất nhiên là phải “thối lại” cho chủ hiệu một khoản lời hậu hĩnh. Không ai có thể tính được bao nhiêu tiền đã được tẩy rửa xuất xứ ở Macau. Theo lời một cư dân địa phương, “đó là một lượng tiền kinh khủng đến mức ta sẵn sàng chết vì nó”.
Những vỏ bọc hợp pháp
Ở Mỹ mà dò ra cho được chủ nhân thật sự của các công ty tư nhân là việc khó hơn bất kỳ nơi nào. Nhiều cơ quan cấp phép thậm chí không buồn hỏi xem căn cước của người đăng ký mở công ty chứ đừng nói đến việc kiểm tra lai lịch!
Nhiều đối tượng rửa tiền có khi lại đưa tiền bẩn vào các doanh nghiệp hợp pháp để phi tang nguồn gốc. Họ có thể sử dụng các doanh nghiệp lớn chuyên giao dịch với lượng tiền mặt khổng lồ như các công ty môi giới chứng khoán và các casino để dễ trà trộn nguồn tiền phi pháp vào. Mặt khác, các đối tượng này cũng sử dụng các doanh nghiệp nhỏ nhưng giao dịch phụ thuộc vào tiền mặt như các quán rượu, nhà hàng... Các công ty này có “mặt tiền” thật sự cung cấp hàng hóa hay dịch vụ, nhưng mục tiêu đích thực của chúng là để rửa tiền.
Nguồn tiền bẩn sau đó sẽ được tẩy sạch xuất xứ theo một trong hai cách. Đầu tiên là đối tượng rửa tiền kết hợp nguồn tiền phi pháp với doanh thu hợp pháp của công ty. Trong trường hợp này, công ty sẽ báo cáo doanh thu cao hơn thực tế. Hoặc đối tượng rửa tiền chỉ đơn thuần giấu nguồn tiền phi pháp trong tài khoản ngân hàng hợp pháp của công ty với hi vọng giới chức trách sẽ không đối chiếu số dư trong tài khoản với báo cáo tài chính của công ty đó.
Nhưng cách phân tán tiền bẩn nhanh nhất và ít rủi ro nhất lại là sử dụng các công ty hình thức (shell company). Những công ty này có thể có thật, với văn phòng riêng và nhân viên ở đâu đó trên thế giới. Nhưng nhiều công ty chỉ tồn tại trên giấy tờ, thường chỉ có ban giám đốc danh nghĩa và không bắt buộc phải công khai tài khoản. Như thế, người ngoài sẽ không thể biết các công ty này làm gì, có tài sản gì, hoạt động ở đâu, ai kiểm soát chúng và chúng thật sự thuộc về ai.
Những công ty hình thức này đều có pháp nhân. Và việc thành lập hết sức dễ dàng. Theo số liệu điều tra của Thượng viện Mỹ, mỗi năm nước này có tới 2 triệu công ty kiểu này được lập ra. Còn ở Anh, mỗi năm có khoảng 300.000 công ty hình thức được thiết lập trong nội địa và khoảng 250.000 công ty khác tại các vùng lãnh thổ thuộc Anh ở hải ngoại. Nằm ở vùng biển Caribê, quần đảo Virgin thuộc Anh trong năm 2010 có 59.000 công ty mới đăng ký. Tính đến tháng 9-2011, quần đảo này có 457.000 công ty đang hoạt động trên lý thuyết, trong khi dân số ở đây chỉ có 28.000 người. Bình quân cứ một người dân có 16 công ty!
Các công ty này nếu lạm dụng sẽ là một công cụ rửa tiền đắc lực. Năm vừa qua, Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo điều tra 817 vụ tham nhũng từ năm 1980-2010. Hầu như tất cả đều sử dụng các công ty hình thức này làm bình phong che đậy việc rửa tiền. Ngay cả những tập đoàn toàn cầu như BAE Systems chuyên về công nghệ an ninh quốc phòng cũng bị phát hiện sử dụng các công ty mang danh nghĩa công ty tư vấn để hối lộ cho nhiều quan chức.
Một lý do khiến dạng công ty hình thức này bùng nổ ở Mỹ chính là do các nỗ lực chống rửa tiền bằng những biện pháp kiểm soát chặt hệ thống ngân hàng. Kết quả là các công ty hình thức lại là cách dễ nhất để kẻ bất lương che giấu tông tích.
Tại Mỹ, việc cấp phép thành lập công ty lại là việc của các tiểu bang chứ không phải của chính quyền liên bang. Các cơ quan cấp phép này lại không hề bị ràng buộc bằng các luật định chống rửa tiền mà cũng không có yêu cầu phải báo cáo các hoạt động đáng ngờ của những công ty mà họ cấp phép hay quản lý. Ở Mỹ mà dò ra cho được chủ nhân thật sự của các công ty tư nhân là việc khó hơn bất kỳ nơi nào. Nhiều cơ quan cấp phép thậm chí không buồn hỏi xem căn cước của người đăng ký mở công ty chứ đừng nói đến việc kiểm tra lai lịch!
Đồng tiền ảo hóa
Giới chức trách chống rửa tiền luôn phải đối mặt với một đối thủ biến hóa khôn lường. Các đối tượng rửa tiền thường là những chuyên gia có kiến thức sâu rộng về luật pháp và tài chính hơn các nhân viên công lực. Họ luôn phát triển những thủ đoạn mới để tránh phát hiện.
Tiến sĩ Dionysios Demetis, tác giả cuốn Technology and anti-money laundering xuất bản 2010, nhận định: “Sự đa dạng của các thủ thuật rửa tiền thật đáng kinh ngạc. Chúng thẩm thấu trong các định chế tài chính truyền thống, trong thị trường chứng khoán, trong các công ty bảo hiểm, casino, bất động sản và lĩnh vực cá cược. Mỗi chiến thuật lại bao gồm nhiều thủ đoạn có thể đồng bộ với nhau. Chúng liên quan đến nhiều phương tiện hay nhiều sản phẩm khác nhau, như điện chuyển tiền, giao dịch trực tuyến và các tài khoản thẻ tín dụng trả tiền trước. Thực tế có hàng trăm cách để rửa tiền”.
Việc đưa ra thị trường tài chính những sản phẩm mới cũng làm thay đổi tính chất của quy trình rửa tiền. Một lượng thẻ tín dụng trả trước bây giờ làm công việc rửa tiền còn hiệu quả hơn việc chuyển tiền mặt phi pháp vượt biên giới trước kia. Tiến sĩ Demetis nói: “Tất nhiên, sự hội tụ của Internet và các dịch vụ ngân hàng cũng đã làm thay đổi cách thức rửa tiền. Tội phạm trước kia thường tích trữ lợi nhuận trong đủ loại tài khoản ngân hàng. Bây giờ ngày càng nhiều tổ chức tội phạm để tiền trên mạng và khi nào cần lại chuyển thành tiền thật”.
Việc ảo hóa đồng tiền và sự tiến hóa của tiền tệ từ dạng vật lý sang dạng điện tử sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho các tổ chức rửa tiền và nhiều thách thức mới cho các cơ quan công lực.
Theo Trần Đức Tài ( Báo Tuổi Trẻ)
0 nhận xét: