Kinh doanh dịch vụ cầm đồ và những hệ lụy

Gần đây, dư luận xã hội đang bức xúc trước hiện tượng nhiều quỹ "tín dụng đen" bị đổ bể. Các đối tượng chủ "quỹ" bỗng dưng không cánh mà biến mất với hàng tỷ đồng, kéo theo đó hàng loạt hệ lụy đi kèm, khiến nhiều gia đình tán gia bại sản.

Bản thân dịch vụ cầm đồ không có gì xấu, trái lại còn đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân khi cần vay tiền, thanh lý nhanh đồ vật, tài sản không cần thiết. Trên thực tế đi kèm với dịch vụ cầm đồ lãi suất thấp là các hoạt động tín dụng tấp nập, cho vay với lãi suất cao.


Các cửa hàng cầm đồ hoạt động như một cơ sở kinh doanh tín dụng quy mô nhỏ, đáp ứng tất cả nhu cầu vay nóng, đáo nợ với thủ tục rất thoáng: Không cần chứng minh tài sản thế chấp, không cần trình bày mục đích vay... chỉ có điều lãi suất cho vay rất cao, ít cũng là 3.000-4.000 đồng/triệu đồng/ngày.

Vì siêu lợi nhuận nên các chủ cơ sở kinh doanh cầm đồ không từ thủ đoạn nào để đòi nợ, siết nợ, kể cả thuê côn đồ, từ đó hình thành "liên minh" hoạt động cầm đồ, cho vay và bảo kê, đòi nợ. Không ít vụ gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, thậm chí là án mạng đã xảy ra do mâu thuẫn liên quan đến dịch vụ cầm đồ.

Một vấn đề khác là các cửa hàng cầm đồ cũng dễ trở thành nơi tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có. Các đối tượng trộm cắp, cướp, cướp giật tài sản thường tìm đến cửa hàng cầm đồ để tiêu thụ của gian vì không cần chứng minh nguồn gốc tài sản, nên việc mua bán diễn ra đơn giản, chóng vánh. Xét ở góc độ này, có thể nói dịch vụ cầm đồ đã gián tiếp tiếp tay cho tội phạm, người dân khi không biết nguồn gốc mua nhầm có thể bị mất đồ đó và có thể bị phạt thêm hành chính

Điển hình nếu 1 chiếc Honda SH có giá gần 200 triệu đồng, nhưng khi đưa ra cầm cố chỉ được tính với giá trị xấp xỉ một nửa. Người vay tiền phải trả lãi suất cầm đồ 3,5 nghìn đồng/ 1 triệu đồng/ 1 ngày.

Nhiều người cầm cố tài sản tỏ vẻ còn lăn tăn về mức giá cầm đồ, chủ tiệmcầm đồ cũng thủng thẳng tỏ vẻ bất cần: không thích thì thôi, vì họ đã bắt tay với các cữa tiệm cầm đồ khác đẩy giá lên cao. Khi hông có tiền trả lãi, đương nhiên người cầm đồ nhận mất tài sản.

0 nhận xét: